Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 26/3/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp, các ngành, đoàn thể, đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 28 ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xuất bản sách lịch sử và kỷ yếu ngành.
Thực hiện Chỉ thị số 15 - CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 06 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp, ngành, đoàn thể. Đến nay, tỉnh đã xuất bản bộ sách lịch sử Hưng Yên tập I (giai đoạn 1929 - 1954), tập II (giai đoạn 1954 - 1975), tập III (giai đoạn 1975 - 2005); 03 tập Bài giảng Lịch sử tỉnh Hưng Yên cùng nhiều ấn phẩm lịch sử, như: “Bác Hồ với Hưng Yên - Hưng Yên với Bác Hồ”; “Anh hùng liệt sỹ tỉnh Hưng Yên”; “Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Hưng Yên (1994 - 2005)”; “Cách mạng Tháng Tám ở Hưng Yên”….
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, động thấu mọi trái tim và khối óc của những người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí sẵn có, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; là một bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát cao, chứa đựng tư tưởng, quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lâu dài, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.
Vào ngày 7-11-1917, cách đây 101 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là V.I.Lê-nin vĩ đại, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã nhất loạt khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên phạm vi toàn thế giới.
Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là một trong các sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử Nga nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.
TCCSĐT - Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bác Tôn) là một trong số các chiến sĩ lớp đầu của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn từ một công nhân, lính thợ đến tổ chức đấu tranh cách mạng, từ ngục tù Côn Đảo đến tham gia kháng chiến, và trải qua các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho đến khi làm Chủ tịch nước vẫn luôn toát lên sự khiêm tốn, giản dị của một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng và điển hình của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những ngày này, 73 năm về trước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Ðảng, nhân dân ta từ bắc chí nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị về nông thôn, chớp thời cơ ngàn năm có một đoàn kết đứng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt kiếp nô lệ, lầm than, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước.
Lần đầu tiên một số tài liệu đã được Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ giải mật, giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Triển lãm “Hội nghị Paris – Đường đến hòa bình”.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh (9/7/1968 – 9/7/2018), sáng 9/7, tại Nghệ An, Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo “Chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh: Tầm vóc và bài học lịch sử”.
Ngày 21.6, Hội LHPN tỉnh phối hợp với huyện Mỹ Hào tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh công trình Nhà lưu niệm Lực lượng Nữ du kích Hoàng Ngân Hưng Yên và Liệt sỹ, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Vũ Thị Kính (Trần Thị Khang) tại thôn Xuân Nhân, xã Xuân Dục (Mỹ Hào).