Từ xưa đến nay, làm thơ về đề tài “quê hương” vốn không mới. Song cũng chính việc lựa chọn đề tài này đã khiến cho thi nhân trở thành người nghệ sĩ đi trên một sợi dây mỏng manh, mà cả ở trên và dưới đều là thăm thẳm, sâu xa, không một bám víu. Tác giả Vũ Văn Toàn đã vượt qua “con đường khó” ấy không chỉ bằng những xúc cảm chân thành, niềm tự hào, yêu mến thiết tha với quê hương Hưng Yên, mà còn bằng cả những thăng hoa của một người nghệ sĩ ngôn từ.
“Sơ kính tân trang” của Phạm Thái và “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là thước phim bằng thơ, bắt nguồn từ sự kiện thuộc về tiểu sử bản thân của chủ nhân sáng tạo ra nó. Bài viết tập trung đối chiếu các chi tiết, sự kiện chính trong tác phẩm với tiểu sử bản thân của nhà thơ để làm rõ các chi tiết tự thuật và nghệ thuật xây dựng cốt truyện tự thuật. Từ đó, khẳng định việc hai tác giả sử dụng tiểu sử bản thân để xây dựng tuyến nhân vật trong truyện thơ Nôm chính là sự tiếp nối, mở rộng đường biên thể loại, phát triển khả năng khai thác hiện thực và vị thế con người cá nhân tác giả.
Sinh ra trên mảnh đất Tân Việt, huyện Yên Mỹ, bên “dòng sông đỏ mịn đất bồi phù sa” một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu dấu bao tên tuổi lẫy lừng, chàng thanh niên Vũ Văn Toàn ấp ủ biết bao dự định, ước mơ. Song giữa lúc đất nước chưa yên tiếng súng thù, hòa vào dòng thác cuồn cuộn của những người con ưu tú ra đi cứu nước, tạm gác lại những hoài bão, mộng mơ, gửi lại quê nhà mối tình đầu vụng dại, sáng trong “Yêu em chưa một lần hôn lên mái tóc”, Vũ Văn Toàn hăng hái lên đường chiến đấu vì ngày mai độc lập, tự do.
Vẫn lại lòng má bao dung, mở lối cho Vân. Má không nỡ nhìn Vân bề ngoài thì lạnh lùng, dứt tình mà đêm ngày thẫn thờ, ngơ ngác. Má bảo, tu nghìn kiếp mới chung giường, nay cái tình có thể hết, nhưng vẫn còn cái nghĩa, con cứ cho thằng cún ra gặp mặt ba nó, kẻo mai này không còn cơ hội, ân hận thì đã muộn...
Thu đã về rồi
Hạ chưa qua hết
Gió heo may điểm chút vấn vương
Cánh hoa sen nở bên đường
Cho ta kỷ niệm mến thương thủa nào.
Em có nghe tiếng lá rụng cuối đường
Xuôi dòng cũ ai còn ngóng đợi...
(Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6)
Tôi muốn cưỡi mây bay khắp chân trời
Để tưới mát những vùng đồi tàn phá
Muốn dừng chân nơi dòng sông, con suối
Để đừng nhìn thấy ô nhiễm nơi đâu.
Nhân Quốc tế thiếu nhi 1/6
Nhong!Nhong!…
Cháu cưỡi ngựa ông.
Ngựa ông,
Quanh quẩn
Bò trong khoang giường
Ôm đầu ông
cháu giật cương
Hét vang:
“Phía trước thẳng đường tiến lên!”
Trong gần 850 năm của nền giáo dục khoa cử theo Nho giáo của Việt Nam, Hưng Yên có đến 228 người trên tổng số 2889 người đỗ đại khoa trong các cuộc thi do triều đình tổ chức. Theo một nghiên cứu, trong tổng số 25 làng của cả nước có từ 10 người trở lên đỗ đạt, Hưng Yên đã chiếm tới 5 làng. Ngoài ra, trải dài trên địa bàn tỉnh, còn có 8 làng có từ 4 người trở lên đỗ đại khoa. Làng Lại Ốc (xã Long Hưng, huyện Văn Giang) là một làng như thế…