Thứ Ba, ngày 28 tháng 3 năm 2023 - 9:15:40 AM
Trang chủ » Văn hóa - Văn nghệ » Tác phẩm văn học nghệ thuật

Tác phẩm văn học nghệ thuật

Nhớ thương mùa hoa bưởi

Nhớ thương mùa hoa bưởi

Qua mấy ngày mưa xuân giăng mắc, cây bưởi già khô khốc, trơ trụi và mốc meo vì mùa đông lạnh giá của nhà tôi thay da đổi thịt từng ngày. Những mầm biếc, lộc xuân lớn nhanh như thổi. Và rồi trong từng chùm lá xanh nõn, non tơ ấy, những nụ bưởi bật nhú, nhẹ đơm như những chiếc cúc xanh li ti khâu đính tỉ mỉ, cầu kỳ trên chiếc váy lộng lẫy sắc màu từ màn phản chiếu ánh sáng của trăm triệu hạt sương, hạt mưa. 


Hoa gạo

Hoa gạo

Tháng Ba rồi. Thời tiết như một cô gái đang dậy thì, dùng dằng tiếc nuối tuổi thơ xanh biếc vô lo, vô nghĩ, nhưng cũng lại phập phồng, nôn nóng đón chào khung trời hoa mộng của đời thiếu nữ. Phút chốc, giữa trời nồm ẩm sũng, nắng bỗng bừng lên rực rỡ. Nắng nhẹ nhàng, trong veo mà ngọt ngào như mật ong hoa nhãn nhẹ nhàng lùa và từng tán cây, ngọn cỏ, từng mái nhà tưởng muốn mốc rêu xám xịt, cũ kỹ vì những ngày rề rệt mưa phùn. Nắng chiếu lấp lóa trên mặt ao hồ, sông ngòi, làm vô vàn tấm gương tráng bạc vội vàng tỉnh giấc sau bao ngày âm u, mê man trong chiếc màn sương khói mộng mị, mơ hồ. Nhưng khi từng chồi non cựa mình mạnh mẽ, nhú ra chào bình minh, khoe màu xanh non có, đo đỏ có, mà vàng nhạt cũng có thì nắng lại bỗng đâu trốn mất, lặn sâu, rất sâu vào trăm đám mây xám, mây ghi và chẳng hẹn bao giờ quay trở lại. Đất lại ướt mềm, ướt nhoẹt. Không gian lại trầm mặc, mờ mịt, lãng đãng khói sương. Khắp nơi nơi lại một mùi ẩm mốc, ngai ngái không hề dễ chịu.

 


Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Hải: “Duyên nghề” từ tình yêu quê hương

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Hải: “Duyên nghề” từ tình yêu quê hương

Bùi Minh Hải sinh năm 1983 tại Phố Hiến, Hưng Yên - vùng đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, từng nổi danh “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Từ thuở ấu thơ, anh đã được đắm mình trong bề dày văn hóa, lịch sử của quê hương với hệ thống những đình, đền, chùa rất nổi tiếng như chùa Chuông, Đền Mẫu, đền Trần, đình – chùa Hiến, Đông Đô – Quảng Hội; với biết bao lễ hội truyền thống đặc sắc như lễ hội văn hóa dân gian vùng Phố Hiến và nhiều đặc sản đất trời ưu ái dành riêng cho mảnh đất Hưng Yên như nhãn lồng Phố Hiến, sen Hồng Nam, trầu cau Phương Độ…


Xuân ơi!

Xuân ơi!


Xuân về làng tôi

Xuân về làng tôi

Hoa đào nở cuối mùa Đông

Xuân từ đâu đến ập vào làng tôi

Miếng trầu bà quết mặn vôi

Đưa vào cối giã đỏ ngời sắc xuân.


Chiếc áo xanh

Chiếc áo xanh


Chử Đồng Tử- Tiên Dung, nhìn từ tâm thức dân gian một vùng châu thổ

Chử Đồng Tử- Tiên Dung, nhìn từ tâm thức dân gian một vùng châu thổ

Trong một rung động khi nhớ về giây phút huyền thoại khi Công chúa Tiên Dung quây màn tắm trên bãi Tự Nhiên để “phát lộ” ra chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, nhà thơ Nguyễn Thành Tuấn, bằng bút pháp đồng hiện, đã viết rằng: “Thì em vẫn được quyền cởi áo/Trút dưới chân trần tất cả những mùa đông/Giọt nước đầu tiên từ vai em rơi xuống/Bật chồi lên châu thổ sông Hồng” (Phóng túng sông Hồng). Vâng, giọt nước định mệnh nghìn năm hoang hoải xưa kia đã làm nên một thiên tình ca bất tử, để từ đó, theo dấu tình yêu của họ, những đầm bãi cửa sông đã dần hiện hình thành một vùng châu thổ màu mỡ, như dấu chân của người Việt cổ từ trung du tiến dần về phía biển, theo những nẻo đường phù sa…


Đôi dòng cảm nhận về tập “Dấu xưa”

Đôi dòng cảm nhận về tập “Dấu xưa”

Sinh ra trên mảnh đất Tân Việt, huyện Yên Mỹ, một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu dấu bao tên tuổi lẫy lừng, chàng thanh niên Vũ Văn Toàn ấp ủ biết bao dự định, ước mơ. Song giữa lúc đất nước chưa yên tiếng súng thù, hòa vào dòng thác cuồn cuộn của những người con ưu tú ra đi cứu nước, tạm gác lại những hoài bão, mộng mơ, gửi lại quê nhà mối tình đầu vụng dại, sáng trong, Vũ Văn Toàn hăng hái lên đường chiến đấu vì ngày mai độc lập, tự do:


Yếu tố thần kỳ trong truyện Nôm tự thuật: Nghiên cứu qua trường hợp Sơ kính tân trang và tác phẩm Lục Vân Tiên

 Sơ kính tân trang của Phạm Thái và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là những thước phim bằng thơ bắt nguồn từ những sự kiện thuộc về tiểu sử bản thân của chính chủ nhân sáng tạo ra nó song lại được bao bọc bởi màn sương kỳ ảo, của đầy dẫy những yếu tố huyễn hoặc, hoang đường. Yếu tố thần kỳ trong hai tác phẩm tự thuật này không phải là sự tùy tiện, quen tay đơn thuần muốn chiều lòng người đọc đã quen tiếp nhận mà đó là một dụ ý nghệ thuật được tác giả ý thức, kế thừa và phát triển từ văn hóa dân gian, giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tự sự, phản ánh đời sống đa chiều, thấm đẫm giá trị thẩm mỹ ngàn đời của nhân dân. Việc lí giải vấn đề này góp phần vào tiến trình nghiên cứu đặc điểm hệ thống truyện nôm nói chung, loại truyện nôm tự thuật nói riêng, cũng như giảng dạy tác phẩm trong nhà trường.


Men rượu Cảnh Lâm trong từng nét nhạc

Men rượu Cảnh Lâm trong từng nét nhạc

Đã có một lần Đăng Nước tâm sự “âm nhạc mãi mãi sống trong tôi. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thăng hay giáng, vinh hay nhục, tôi vẫn giữ niềm tin trong âm nhạc của tôi”. Niềm tin và âm nhạc đã giúp Đăng Nước vượt qua nhiều thăng trầm của số phận, long đong lận đận của tình duyên để sống và yêu. Nhiều lúc nhìn Đăng Nước say sưa hát những ca từ do chính anh sáng tác, tôi cứ tự cho rằng cái men rượu Cảnh Lâm trứ danh quê anh đã hun đúc lên cái tâm hồn “say nhạc” kia…


Tổng số: 116 bài viết - Đang xem trang: 3 / 12

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY HƯNG YÊN

Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT cấp ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Sở Thông tin và Truyền thông
Địa chỉ: Số 14 Đường Chùa Chuông, Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 02213 868199
Website: www.tuyengiaohungyen.vn

Ghi rõ nguồn "tuyengiaohungyen.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.