Bộ sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại, 10 tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Nhật Bản do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn (Hà Nội) hiến tặng.
Còn tài liệu trong Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu ki-lô-mét vuông).
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy định quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển huyện Hoàng Sa bao gồm 3 chương và 17 điều, nhằm góp phần bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường biển, khai thác huyện đảo Hoàng Sa có hiệu quả, lâu dài và bền vững.
Phải rất lâu sau khi về đến nhà, qua những cảm giác chao đảo dư âm của cơn say sóng trong ngày cuối cùng trên biển mà người ta vẫn gọi là “say đất”, qua nhiều đêm mất ngủ nhớ về biển, về đảo lâng lâng trong tâm khảm, tôi mới lại lần giở những bức ảnh, những thước phim về Trường Sa trong ổ lưu trữ máy tính. Trong hồi quang của nỗi nhớ, bất chợt lòng tôi như vang lên một tiếng chuông chùa…