Tháng 12-1950, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp và đề ra những chủ trương nhằm ổn đinh tình hình cách mạng ở Hưng Yên, một mặt đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh, chống sự đánh phá của địch.
Ba năm đầu kháng chiến (1946-1947), Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo quân và nhân dân trong tỉnh vượt qua bao khó khăn, gian khổ, vừa xây dựng vừa chiến đấu.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ViệtNam. Nước Việt Nam mới – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính quyền cách mạng được thành lập từ Trung ương đến địa phương.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Hưng Yên là sự đóng góp chung của Đảng bộ và nhân dân địa phương vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám trên cả nước, cuộc cách mạng đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Từ năm 1929-1939, với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị (tiền thân của Đảng bộ Hưng Yên) ngày càng phát triển.
Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc châu thổ đồng bằng sông Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp Thái Bình, phía tây nam giáp Hà Đông (Hà Nội), tây bắc và bắc giáp thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là vùng đất phù sa và có truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Là một trong những tỉnh có vị trí “địa quân sự” hết sức quan trọng (cửa ngõ phía đông – đông nam Thủ đô, án ngữ tuyến đường huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng), Hưng Yên trở thành một tỉnh có vị trí đặc biệt trọng trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
Sau chiến dịch Hòa Bình, bị thua đau, thực dân Pháp rút quân về Xa Lăng và tiến hành nhiều trận càn lớn vào đồng bằng Bắc Bộ nhằm cứu vãn tình thế cuộc chiến.
Địch mở chiến dịch “Cá Măng” đánh vào toàn bộ vùng căn cứ du kích nam bắc sông Luộc, gồm nam Hưng Yên, nam Hải Dương và huyện Quỳnh Côi (Thái Bình). Thời gian cuộc càn từ ngày 25-9 đến ngày 10-10-1953, hình thành 3 đợt: đợt 1 đánh phá nam Hưng Yên và huyện Thanh Miện (Hải Dương)...
Trận đánh cầu Ruột không chỉ thể hiện sự mưu trí, sáng tạo của quân dân Hưng Yên mà còn là sự vận dụng kết hợp hài hòa giữa những chiến thuật như: địch vận, dân vận, nội công ngoại kích. Trận đánh này đã mở màn cho hàng loạt trận tập kích đồn bốt địch sau đó như: Nho Lâm, Đông Tảo… gây tổn thất lớn cho thực dân Pháp, phối hợp cùng chiến trường chính góp phần vào thắng lợi của quân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.