Trong không khí hừng hực của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 12 năm 1971, khi đang ngồi trên ghế học đường của Trường Cấp 3 Văn Giang, ở tuổi 18, anh thanh niên Chu Viết Đảng lên đường nhập ngũ. Vừa qua thời kỳ huấn luyện, trước yêu cầu bức thiết của chiến trường, tháng 2 năm 1972, chiến sỹ Chu Viết Đảng cùng đồng đội được điều động tham gia chiến dịch Trị Thiên và trực tiếp tham gia giải phóng Thành cổ Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm chiến đấu dưới mưa bom bão đạn tại đây, ông và các đồng đội đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, viết lên khúc tráng ca oanh liệt trong một giai đoạn hào hùng của dân tộc.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Hưng Yên đã chủ động, sáng tạo đề ra nhiều giải pháp tuyên truyền, giáo dục và tổ chức cho hội viên, đoàn viên, thanh niên học tập và làm Bác bằng những hoạt động, công trình, phần việc cụ thể, có trọng điểm, gắn với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp là chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Hưng Yên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Phù Cừ là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình); phía Đông giáp huyện Thanh Miện (tỉnh Hải Dương); phía Tây giáp huyện Tiên Lữ; phía Bắc giáp huyện Ân Thi. Phù Cừ có diện tích đất tự nhiên hơn 9.382ha, trong đó hơn 6.500ha đất nông nghiệp. Đảng bộ huyện có 4.928 đảng viên, sinh hoạt tại 35 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó: có 5 đảng bộ và 16 chi bộ cơ sở cơ quan, 14 đảng bộ xã, thị trấn; tổng số có 157 chi bộ trực thuộc đảng ủy.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình văn hoá đầu tiên của cả nước, trên quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, năm 1971, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng thanh niên Luyện Văn Việt, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã xung phong nhập ngũ và được tuyển chọn vào phục vụ tại Học viện Hậu Cần.
Giỏi việc nước, đảm việc nhà, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về chị Phạm Thị Kim Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Là một công nhân cơ khí mỏ than Uông Bí – Quảng Ninh, tháng 4/1967, ông Trần Xuân Thực nhập ngũ, đồng hành cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giành độc lập cho dân tộc. Hòa bình lập lại, được xuất ngũ, ông quay trở lại gắn bó với cái nghề mà mình đã lựa chọn trước đó, nhưng ở một cương vị mới là Phó Giám đốc Xí nghiệp 904. Năm 1991, được nghỉ hưu, ông quay trở về quê hương – xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên để sinh sống. Tại đây, ngoài chăm lo xây dựng gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội, nhất là phong trào nhân đạo, từ thiện. Và ông làm say mê, với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, đều đặn hàng tháng dành một phần lương hưu để góp sức cho những cảnh ngộ éo le bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Đó là Anh hùng liệt sĩ Trương Văn Tôn (1939 -1951), anh là con thứ tư của ông Trương Văn Hậu, quê quán thôn Trung Hòa, Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên và bà Vũ Thị Kiệm, thôn Tri Thủy, xã Hiệp Hòa (nay là xã Tri Thủy), Huyện Phú Xuyên,Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Bà Kiệm có mẹ người xã Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên. Do có nghề thợ xây, ông Hậu đi qua bến đòVườn Chuối (sông Hồng), sang làm ăn bên đất Tri Thủy. Ông bà Hậu sinh được năm người con, cô con gái lớn bị ốm chết, ông bà và hai người con út bị giặc Pháp sát hại. Người con cả và thứ hai đi bộ đội.