Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, “là một hình thức diễn xướng tâm linh tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp.
Di sản thế giới là gì?
Di sản thế giới là những di chỉ hay di tích, danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, quần thể kiến trúc, công trình nghệ thuật... do các nước tham gia vào Công ước di sản thế giới đề cử cho Ủy ban di sản thế giới, được xét duyệt, công nhận và quản lý bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Những đề cử di sản của các quốc gia sẽ được UNESCO lập danh mục, đặt tên và bảo tồn. Những đề cử được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nhất định.
Ngày 30/10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 26/2017/QĐ-UBND ban hành Quy định hình thức, phương thức,việc quản lý sử dụng tiền tài sản dâng cúng công đức tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa là các cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Thực hiện Thông báo số 543-TB/BTGTW ngày 6/7/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình văn hóa, văn nghệ 6 tháng đầu năm 2015; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ 6 tháng cuối năm 2015 như sau:
Ngày 11/6/2015, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 50-KH/BTGTU sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TU ngày 18/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Toàn văn Kế hoạch như sau: