Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW và chuyên đề năm 2020 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến các điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố cho 1.840 đại biểu. Đến hết tháng 02/2020, các cấp ủy, tổ chức đảng đã hoàn thành việc tổ chức học tập, nghiên cứu; nhiều địa phương thực hiện truyền thanh trực tiếp nội dung quán triệt chuyên đề năm 2020 đến đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Kết quả của hơn bốn năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đã để lại nhiều dấu ấn, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Các phong trào, việc làm ngày càng thực chất, góp phần tạo ra không khí tích cực và nhân văn trong xã hội.
Kỷ niệm 80 năm Ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước (28/1/1941- 28/1/2021)
Sau gần 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trưa ngày mồng 2 Tết Tân Tỵ (28/1/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Có thể nói, đây là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân song rất đỗi vinh quang của Người.
KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC (28/1/1941 – 28/1/2021)
Khát vọng Việt Nam trong đổi mới, hội nhập quốc tế là khát vọng của Đất nước - Dân tộc và Con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khát vọng ấy hòa hợp Ý Đảng - Lòng Dân, trở thành phép nước, thống nhất lý tưởng, mục tiêu, đồng tâm nhất trí trong hành động để thực hiện.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định tặng Bằng khen cho 23 tập thể và 77 cá nhân vì có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh Nguyễn Văn Vượng đã nỗ lực rèn luyện, phấn đấu học tập để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1998, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh đã đăng ký thi và trúng tuyển vào Học viện Phòng không - Không quân. Sau khi ra trường, đồng chí được phân công công tác tại Tiểu đoàn 145, Lữ đoàn PK226, Quân khu 9. Tháng 12/2011, đồng chí được điều động về công tác tại Khoa Giáo viên, Trường Quân sự tỉnh. Hiện nay, Trung tá Nguyễn Văn Vượng được điều động, bổ nhiệm làm Phó tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Mỹ. Trong quá trình công tác, đồng chí luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết, kỷ luật; chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị. Trên cương vị, chức trách được giao, đồng chí đã tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, tác phong, phương pháp và kinh nghiệm công tác; không ngại khó, ngại khổ, tận tâm, tận lực, chủ động khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hội Nông dân xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) có 2410 hội viên sinh hoạt tại 8 chi hội và 12 tổ hội. Những năm qua, phát huy truyền thống cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động của tập thể cán bộ, hội viên nông dân, công tác hội và phong trào nông dân của xã ngày càng phát triển, việc làm của hội viên nông dân ngày càng được quan tâm, nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống của hội viên nông dân toàn xã.
Thời gian qua, việc triển khai vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo” tổ chức thực hiện Tháng cao điểm “Vì người nghèo”; ủng hộ các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp của UBND các cấp; sự nỗ lực phấn đấu, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, các cơ quan ban ngành, các cơ quan truyền thông; được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, tích cực, đồng thuận hưởng ứng ủng hộ. Nhờ những chính sách thiết thực, sự chung tay của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đời sống của người nghèo trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện, nhiều gia đình đã phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm chỉ còn 1,9%; từ những phần quà hỗ trợ của nhân dân Hưng Yên và toàn xã hội, đồng bào miền Trung dần khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hưng Yên có chỉ số già hóa dân số cao, người cao tuổi (60 tuổi trở lên) của chiếm trên 12% dân số toàn tỉnh. Tuổi thọ trung bình của Hưng Yên là 75, cũng cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước. Đây có thể xem là một thành tựu sau nhiều năm nỗ lực nâng cao chất lượng và tuổi thọ của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Không thể phủ nhận người cao tuổi có nhiều đóng góp về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội nhưng đi cùng với đó là nhiều thách thức đặt ra đối với mỗi gia đình và xã hội. Làm thế nào để tận phát huy vai trò của người cao tuổi – những lớp người “cây cao bóng cả” – trong đời sống xã hội là một câu hỏi đã, đang đặt ra cho các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh nói riêng. Những năm qua, khẩu hiệu sống vui, sống khỏe, sống có ích được lan tỏa trong toàn cộng đồng, trở thành phong trào hành động thiết thực trong lớp người cao tuổi ở Hưng Yên.